Dùng thuốc kích thích mủ cao su Ethephon chính là việc đưa ethylene vào trong miệng cạo.

Bản chất của việc dùng thuốc kích thích mủ cao su Ethephon chính là việc đưa ethylene vào trong miệng cạo. Vậy so với phương pháp bơm trực tiếp ethylene nguyên chất vào thì cách nào là tốt nhất?
Thuốc kích thích mủ cao su được dùng phổ biến là Ethephon, thuộc nhóm thuốc điều hòa sinh trưởng ứng dụng trong việc kích thích sự tiết nhựa của cây có mủ nên được dùng phổ biến ở ngành cao su thế giới. Ở Việt Nam, Ethephon có nhiều tên thương mại như: Adephone 2.5Paste, Callel 2.5Paste, Forgrow 2.5Paste, Sagolatex 2.5PA (Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn)… Trên cây cao su, chất Ethephon được sử dụng bằng cách bôi vào miệng cạo để tăng sản lượng mủ. Với loại chế phẩm 2,5% dùng 1-2g/lần/cây cao su (khoảng 3-4 tuần/lần). 
Tên hóa học của Ethephon là 2-Chloroethylphosphonic Acid.
Công thức hóa học: C2H6CLO3P
Độ pH giao động trong khoảng: 3 – 3.5
Khi Ethephon được bôi vào miệng cạo sẽ thẩm thấu vào tuyến mủ và gặp nước, khi độ pH lớn hơn 3.5 thì Ethephon sẽ phân hủy thành ethylene C2H4 , H3PO4 và HCl.
C2H6CLO3P + H2O –> C2H4 + H3PO4 + HCl

Ethylene được giải phóng có tác dụng làm cho mủ chậm đông, làm cho tuyến mủ không bị bít, vì vậy giúp mủ chảy dai hơn bình thường.
Tuy nhiên phương pháp này có các khuyết điểm sau đây:
– Phải dùng trên miệng cạo lớn 1/2S mới có hiệu quả, các ống mủ trên miệng cạo chậm bít nên vì vậy rất dễ bị thối miệng và hư tuyến mủ khi gặp trời mưa, ẩm ướt.
– Dung dịch Ethephone có tính axit cao (pH < 3.5) và khi giải phóng ethylene sẽ tạo ra 2 loại axit là HCl và H3PO4 gây mất cân bằng sinh học. 
– Ngoài Ethephon, dung dịch còn có những chất hóa học gây ảnh hưởng cây.
Vậy tại sao không dùng phương pháp mới hiện đại của bơm trực tiếp ethylene nguyên chất với một lượng an toàn theo định mức vào thân cây để lấy mủ theo phương pháp khoan hay cạo miệng nhỏ. Phương pháp này tối ưu hơn phương pháp bôi thuốc bởi các điểm sau đây:
– Ethylene nguyên chất 99.95%, không có bất kỳ tạp chất nào khác nên không ảnh hưởng cây.
– Vì chỉ cần khoan một lỗ nhỏ, không phạm gỗ, và mủ sẽ bịt lỗ khoan sau khi dừng nên cách ly nước mưa vào trong da cây.
– Lượng mủ điều khiển được theo ý nhờ căn chỉnh được lượng khí bơm vào.
– Ai cũng làm được, không cần kỹ thuật như cạo, và làm ban ngày, giãn công theo D3 hoặc D4.
– Diện tích da cây mất ít và không bị mất tuyến mủ nên cây sinh trưởng tốt, kéo dài thời gian khai thác (15-20 ngày) và có mủ ngay lầ khoan đầu tiên, cây ra lá nhanh và khỏe hơn so với vườn cạo truyện thống
Đến đây thì mọi người có thể chọn cho mình phương pháp lấy mủ tốt nhất cho mình rồi nhé. 

VIDEO LIÊN QUAN

LIÊN HỆ TƯ VẤN

viVietnamese
All in one
LIÊN HỆ
Scroll to Top